Giá vàng hôm nay 31/7 trên thị trường thế giới treo ở mức khá cao cho dù đồng USD cũng đang trên đỉnh. Giới đầu tư theo dõi những động thái từ Mỹ và đối mặt với một cú bứt phá có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mở cửa lúc 8h30 sáng 31/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 39,63 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,85 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 80-100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 39,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,82 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 70 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ ngày 30/7.
Tới đầu giờ sáng 31/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.427 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 8 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.429 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 9,6% (124,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 39,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 200 ngàn đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới treo ở mức khá cao cho dù đồng USD cũng đang trên đỉnh 2 tháng. Giới đầu tư theo dõi những động thái từ Mỹ và đối mặt với một cú bứt phá của vàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiện tại, thị trường đang dồn sự chú ý vào cuộc họp trong 2 ngày cuối tháng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), sẽ kết thúc vào cuối giờ chiều ngày 31/7 (đầu giờ sáng ngày 1/8 giờ Việt Nam).
Nếu Fed không cắt lãi suất, vàng sẽ giảm nhanh. Ngược lại vàng sẽ tiếp tục xu hướng đi lên và sẽ tăng mạnh nếu Fed mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ.
Hiện tại, thị trường đang đánh cược Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tới. Một số người kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Một cuộc chiến tiền tệ giữa các nước theo chiều hướng nới lỏng cũng là yếu tố hỗ trợ quan trọng kéo giá vàng đi lên.
Giá vàng hôm nay: tăng mạnh.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng, với lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất dài hạn ở khoảng 0%. Trong khi đó, Chính phủ Nhật sẽ tăng số lượng trái phiếu mua vào.
Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng sẽ theo hướng nới lỏng tiền tệ khi mà nền kinh tế có dấu hiệu tăng chậm lại. Nhật và Hàn Quốc đang phải chứng kiến xuất khẩu giảm liên tiếp, trong khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 2 xuống mức thấp trong gần 3 thập kỷ qua, chỉ còn 6,2%.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngân hàng này có thể mở một gói nới lỏng định lượng mới trong bối cảnh lạm pháp vẫn rất thấp so với mục tiêu đặt ra. ECB đã công khai để ngỏ khả năng cho việc ECB giảm lãi suất cũng như mua thêm trái phiếu ngay từ tháng 9 tới.
Vàng được dự báo tăng còn do lực cầu từ các ngân hàng trung ương. Nỗ lực mua vàng của Nga và Trung Quốc nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ trong thời gian gần đây đã cho thấy xu hướng này.
Ở chiều ngược lại, một số chuyên gia của Capital Economics tỏ ra thận trọng với triển vọng của vàng, với dự báo cho rằng, mức giá cao nhất của vàng trong mùa hè năm 2019 cũng là đỉnh của mặt hàng này trong vòng 5 năm tới.
Sở dĩ các chuyên gia lo ngại vàng sẽ không tăng tiếp là bởi khi các quốc gia đẩy mạnh nới lỏng tiền tệ thì nền kinh tế và qua đó là các thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm. Nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro sẽ khiến dòng tiền vào vàng giảm xuống.
Bên cạnh đó, một quốc gia tiêu thụ vàng lớn là Ấn Độ có thể giảm nhập khẩu vàng vật chất sau khi nước này tăng thuế đối với mặt hàng kim loại quý.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 30/7 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 trong nước khoảng 100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Tính tới cuối phiên giao dịch 30/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 39,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,75 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 39,53 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mở cửa lúc 8h30 sáng 31/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 39,63 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,85 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 80-100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 39,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,82 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 70 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ ngày 30/7.
Tới đầu giờ sáng 31/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.427 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 8 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.429 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 9,6% (124,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 39,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 200 ngàn đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới treo ở mức khá cao cho dù đồng USD cũng đang trên đỉnh 2 tháng. Giới đầu tư theo dõi những động thái từ Mỹ và đối mặt với một cú bứt phá của vàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiện tại, thị trường đang dồn sự chú ý vào cuộc họp trong 2 ngày cuối tháng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), sẽ kết thúc vào cuối giờ chiều ngày 31/7 (đầu giờ sáng ngày 1/8 giờ Việt Nam).
Nếu Fed không cắt lãi suất, vàng sẽ giảm nhanh. Ngược lại vàng sẽ tiếp tục xu hướng đi lên và sẽ tăng mạnh nếu Fed mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ.
Hiện tại, thị trường đang đánh cược Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tới. Một số người kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Một cuộc chiến tiền tệ giữa các nước theo chiều hướng nới lỏng cũng là yếu tố hỗ trợ quan trọng kéo giá vàng đi lên.
Giá vàng hôm nay: tăng mạnh.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng, với lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất dài hạn ở khoảng 0%. Trong khi đó, Chính phủ Nhật sẽ tăng số lượng trái phiếu mua vào.
Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng sẽ theo hướng nới lỏng tiền tệ khi mà nền kinh tế có dấu hiệu tăng chậm lại. Nhật và Hàn Quốc đang phải chứng kiến xuất khẩu giảm liên tiếp, trong khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 2 xuống mức thấp trong gần 3 thập kỷ qua, chỉ còn 6,2%.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngân hàng này có thể mở một gói nới lỏng định lượng mới trong bối cảnh lạm pháp vẫn rất thấp so với mục tiêu đặt ra. ECB đã công khai để ngỏ khả năng cho việc ECB giảm lãi suất cũng như mua thêm trái phiếu ngay từ tháng 9 tới.
Vàng được dự báo tăng còn do lực cầu từ các ngân hàng trung ương. Nỗ lực mua vàng của Nga và Trung Quốc nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ trong thời gian gần đây đã cho thấy xu hướng này.
Ở chiều ngược lại, một số chuyên gia của Capital Economics tỏ ra thận trọng với triển vọng của vàng, với dự báo cho rằng, mức giá cao nhất của vàng trong mùa hè năm 2019 cũng là đỉnh của mặt hàng này trong vòng 5 năm tới.
Sở dĩ các chuyên gia lo ngại vàng sẽ không tăng tiếp là bởi khi các quốc gia đẩy mạnh nới lỏng tiền tệ thì nền kinh tế và qua đó là các thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm. Nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro sẽ khiến dòng tiền vào vàng giảm xuống.
Bên cạnh đó, một quốc gia tiêu thụ vàng lớn là Ấn Độ có thể giảm nhập khẩu vàng vật chất sau khi nước này tăng thuế đối với mặt hàng kim loại quý.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 30/7 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 trong nước khoảng 100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Tính tới cuối phiên giao dịch 30/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 39,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,75 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 39,53 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
theo vietnamnet
#giavanghomnay #giavangsjc #VietnamBiz
Nhận xét
Đăng nhận xét