Xuất khẩu hạt tiêu đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 42,3 triệu USD

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 5 đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 42,3 triệu USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 2,2% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 4, tăng 61,1% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 5/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5, xuất khẩu hạt tiêu đạt 125,2 nghìn tấn, trị giá 325,38 triệu USD, tăng 28,5% về lượng, nhưng giảm 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tháng 4, xuất khẩu hạt tiêu đạt 37,3 nghìn tấn, trị giá 94,14 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 3/2019, so với tháng 4/2018 tăng 38,8% về lượng và tăng 9,9% về trị giá.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 108,2 nghìn tấn, trị giá 283,59 triệu USD, tăng 24,8% về lượng, nhưng giảm 7,5% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2018. Trong 15 ngày đầu tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 2.449 USD/tấn, giảm 2,6% so với 15 ngày đầu tháng 4, và giảm 24,6% so với 15 ngày đầu tháng 5/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ở mức 2.598 USD/tấn, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.523 USD/tấn, giảm 0,5% so với tháng 3/2019 và giảm 20,8% so với tháng 4/2018. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.621 USD/tấn, giảm 25,9% so với 4 tháng đầu năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 4 năm 2019 ước đạt 34 nghìn tấn, với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 105 nghìn tấn và 276 triệu USD, tăng 21,4% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2018 đạt 2.672 USD/tấn, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

Giá hồ tiêu thế giới hôm nay 12/7

Hôm nay 12/7/2019 lúc 10h, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng nhẹ 0,7%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 35.550 Rupi/tạ.

Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.



Nguồn: giacaphe.com.


Trong tháng 6/2019, nhìn chung, giá tiêu thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Tại thị trường trong nước, giá tiêu trong nước cũng có xu hướng tăng cùng với xu hướng tăng của giá tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu 6 tháng đầu năm 2019 vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp. Mặc dù hiện tại giá tiêu đã có sự phục hồi nhẹ nhưng thời gian tới giá tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh do nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn còn dồi dào, và lượng tồn kho lớn.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 20/5/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt mức 2.529 USD/tấn, giảm 3,2% so với ngày 18/4/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 4,1% so với ngày 18/4/2019, xuống mức 4.076 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu nước này tăng lần lượt 3,3% và tăng 0,7% so với ngày 18/4/2019, lên mức 3.080 USD/tấn và 4.556 USD/tấn.

Thông tin từ hội chợ ThaiFex 2018 (Thái Lan), tiêu đen Kampot của Campuchia có giá 15 USD/kg, của Việt Nam chỉ 5,04 USD/kg. Giá hạt tiêu của Việt Nam chỉ bằng 1/3 giá tiêu Campuchia. Trong nước, hạt tiêu Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt với hạt tiêu Indonesia và Malaysia sắp thu hoạch trong tháng 7, 8. Giá tiêu ở hai nước này được cho là có giá cạnh tranh nhất hiện nay.

Theo báo cáo thương mại của IPC, trong năm 2017 Indonesia đã xuất khẩu 42.700 tấn hạt tiêu các loại với tổng giá trị kim ngạch 236 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 45% về giá trị so với xuất khẩu của năm 2016.

Trong đó, riêng thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.500 tấn, chiếm tới gần 40% lượng hạt tiêu xuất khẩu của quốc gia này. Trong khi Mỹ, thị trường tiêu thụ quan trọng chỉ nhập 7.200 tấn, chiếm 17% và Ấn Độ cũng nhập với con số đáng kể khoảng 4.600 tấn, chiếm 11% lượng xuất khẩu của Indonesia.

Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.

Nhận xét