Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá cà phê nguyên liệu trong nước không có nhiều thay đổi, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.900 – 33.000 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 5 USD/tấn (mức tăng 0,38%) đứng ở mức 1.307 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 giảm 2,4 USD/tấn đứng ở mức 97,25 cent/lb.
Giá cà phê hôm nay lặng sóng đầu tuần mới
Còn ở thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá cà phê nguyên liệu trong nước không có nhiều thay đổi, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.900 – 33.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 31.900 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.000 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 32.600 – 33.000 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 32.600 đồng/kg.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 919.038 tấn cà phê, thu về gần 1,57 tỉ USD, giá trung bình 1.706 USD/tấn, giảm cả về lượng, về kim ngạch và giảm về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, chiếm trên 14,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 136.180 tấn, tương đương 214,4 triệu USD, giá 1.574,4 USD/tấn, giảm hơn 13% về kim ngạch và về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu cà phê trong 6 tháng năm 2019 giảm cả về lượng và kim ngạch chỉ đạt 1,57 tỉ USD.
Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê Việt Nam, đạt 101.520 tấn, tương đương 202,48 triệu USD, cũng giảm cả về lượng và giảm về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về tiêu thụ cà phê, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.249 tấn, trị giá 147,02 triệu USD, giảm 27,8% về kim ngạch, giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ.
Như vậy, cả 3 thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều sụt giảm trong 6 tháng qua. Nhưng giảm mạnh nhất là thị trường Indonesia, giảm 74% cả về lượng và kim ngạch, đạt 13.849 tấn. Chỉ có một vài thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch là Philippines Malaysia và Canada.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam với mục tiêu đặt ra là xuất khẩu đem về 3,74 tỉ USD trong năm 2019. Trước những thách thức khó khăn của thị trường 6 tháng cuối năm cần có những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mới đạt được mục tiêu đề ra.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 5 USD/tấn (mức tăng 0,38%) đứng ở mức 1.307 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 giảm 2,4 USD/tấn đứng ở mức 97,25 cent/lb.
Giá cà phê hôm nay lặng sóng đầu tuần mới
Còn ở thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá cà phê nguyên liệu trong nước không có nhiều thay đổi, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.900 – 33.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 31.900 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.000 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 32.600 – 33.000 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 32.600 đồng/kg.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 919.038 tấn cà phê, thu về gần 1,57 tỉ USD, giá trung bình 1.706 USD/tấn, giảm cả về lượng, về kim ngạch và giảm về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, chiếm trên 14,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 136.180 tấn, tương đương 214,4 triệu USD, giá 1.574,4 USD/tấn, giảm hơn 13% về kim ngạch và về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu cà phê trong 6 tháng năm 2019 giảm cả về lượng và kim ngạch chỉ đạt 1,57 tỉ USD.
Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê Việt Nam, đạt 101.520 tấn, tương đương 202,48 triệu USD, cũng giảm cả về lượng và giảm về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về tiêu thụ cà phê, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.249 tấn, trị giá 147,02 triệu USD, giảm 27,8% về kim ngạch, giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ.
Như vậy, cả 3 thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều sụt giảm trong 6 tháng qua. Nhưng giảm mạnh nhất là thị trường Indonesia, giảm 74% cả về lượng và kim ngạch, đạt 13.849 tấn. Chỉ có một vài thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch là Philippines Malaysia và Canada.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam với mục tiêu đặt ra là xuất khẩu đem về 3,74 tỉ USD trong năm 2019. Trước những thách thức khó khăn của thị trường 6 tháng cuối năm cần có những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mới đạt được mục tiêu đề ra.
theo tbck
#giacaphehomnay #giacaphetaynguyen #VietnamBiz
Nhận xét
Đăng nhận xét