Chứng khoán Mỹ hồi phục sau tin ông Trump muốn kích thích kinh tế, Dow Jones bật tăng gần 1.200 điểm
nguon https://vietnambiz.vn/chung-khoan-my-hoi-phuc-sau-tin-ong-trump-muon-kich-thich-kinh-te-dow-jones-bat-tang-gan-1200-diem-202003110705539.htm
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/3 đi lên mạnh mẽ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đang xem xét một gói kích thích tài khóa để hạn chế tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. Giá dầu hồi phục sau phiên giảm sâu cũng phần nào cải thiện tâm lí nhà đầu tư.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1.167,14 điểm, tương đương 4,9% và đóng cửa trên mốc 25.000 điểm. Mức hồi phục hôm 10/3 giúp Dow Jones lấy lại khoảng một nửa cú giảm sâu 2.014 điểm phiên đầu tuần 9/3.
Khi thị trường mới mở cửa, Dow Jones tăng hơn 800 điểm, trong phiên có lúc chỉ số này chuyển sang sắc đỏ và mất 160 điểm rồi lại bật tăng về cuối phiên.
Chỉ số S&P 500 cũng tăng 4,9% và ghi nhận phiên đi lên mạnh mẽ nhất kể từ 26/12/2018. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 4,9% và vọt lên trên ngưỡng 8.000 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ với nhiều phiên giảm sâu, tăng sốc.
Các cổ phiếu công nghệ FAANG gồm Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet (công ty mẹ của Google) đều tăng hơn 4,8%. Cổ phiếu ngân hàng JP Morgan Chase và bán lẻ Home Depot đều nhảy vọt hơn 7%, dẫn dắt Dow Jones đi lên.
Nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính diễn biến vượt trội nhất chỉ số S&P 500 khi cùng tăng ít nhất 6%. Nhóm cổ phiếu năng lượng cũng tăng trên 4%.
Chiều tối hôm 9/3 sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa chìm trong sắc đỏ với Dow Jones mất trên 2.000 điểm, Tổng thống Donald Trump cho biết ông và các quan chức chính phủ đang xem xét miễn hoặc giảm thuế bảng lương (payroll tax) để ứng phó với tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Tuy nhiên CNBC dẫn lời quan chức chính phủ Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ chưa thể sớm công bố các đề xuất cụ thể nhằm kích thích kinh tế. Cũng theo CNBC, ông Trump muốn áp dụng thuế bảng lương 0% cho suốt phần còn lại của năm 2020.
Tuần trước, ông Trump đã kí ban hành đạo luật chi tiêu trị giá 8,3 tỉ USD cho các nỗ lực nghiên cứu vắc-xin và phòng ngừa dịch COVID-19. Trước đó ông Trump chỉ đề xuất chi 2,5 tỉ USD nhưng quốc hội Mỹ đã "hào phóng" cho hơn cả số ông Trump muốn, điều hiếm khi xảy ra.
"Tôi hỏi xin 2,5 tỉ USD còn quốc hội cho 8,3 tỉ USD, tôi sẽ lấy hết thôi", ông Trump nói.
CNBC dẫn lời ông Brent Schutte, Giám đốc chiến lược đầu tư tại công ty quản lí tài sản Northwestern Mutual Wealth Management nhận định: "Kích thích kinh tế chắc chắn không thể chữa khỏi bệnh do virus nhưng nó có thể giúp kiểm soát một phần thiệt hại về kinh tế. Hoạt động giao dịch hôm nay cho thấy thị trường đang cố gắng đánh giá xem liệu một gói kích thích có đủ để tác động tới nền kinh tế hay không".
Ông Ed Mills, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Raymond James nhận xét: "Chúng tôi tin rằng sẽ có một gói kích thích tài khóa nhưng thời gian và qui mô thì vẫn chưa rõ. Khi được hỏi về kế hoạch kích thích tài khóa, một số lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở quốc hội cho rằng những biện pháp này vẫn còn quá sớm, còn thành viên Đảng Dân chủ cho rằng hiện nay có những vấn đề khác quan trọng hơn cắt giảm thuế. Đảng Dân chủ cũng định đề xuất gói kích thích của mình trong những ngày tới".
Hôm 9/3, thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo ồ ạt, Dow Jones và S&P 500 đóng cửa mất lần lượt 7,8% và 7,6%, cùng đánh dấu phiên lao dốc mạnh nhất kể từ năm 2008. Ngay từ đầu phiên, các chỉ số đã giảm sâu hơn 7% khiến giao dịch phải tạm ngừng 15 phút để các nhà đầu tư bình tĩnh trở lại.
Vài giờ trước đó, giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm sốc hơn 30% sau khi OPEC và Nga không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng. Saudi Arabia tuyên bố sẽ tăng sản lượng từ khoảng 10 triệu thùng/ngày hiện nay lên hơn 12 triệu thùng một ngày. Ngoài ra, vương quốc dầu mỏ này cũng giảm mạnh giá bán cho các khách hàng mua dầu vào tháng 4 tới.
Kết phiên 9/3, giá dầu hồi phục nhẹ so với mức giảm sâu ban đầu nhưng cũng mất tới 24% so với phiên trước.
Việc giá dầu giảm quá sâu được cho là sẽ gây thiệt hại lớn cho các công ty năng lượng Mỹ. Nhiều cổ phiếu ngân hàng hôm 9/3 cũng giảm sâu hơn 13% do nhà đầu tư lo ngại các công ty năng lượng sẽ không trả được nợ cho nhà băng.
Trong phiên 10/3, giá dầu thô WTI hồi phục 10,4% lên 34,36 USD/thùng.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại dịch COVID-19 có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và do vậy đã rời bỏ cổ phiếu để dồn tiền vào các tài sản an toàn hơn như vàng hay trái phiếu, đẩy giá các loại tài sản này lên cao.
Phiên 9/3, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm lần đầu tiên trong lịch sử sụt xuống dưới 0,5%, có lúc chỉ còn 0,318%; lợi suất kì hạn 30 năm cũng giảm xuống dưới ngưỡng 1%. Giá trái phiếu và lợi suất biến động ngược chiều, lợi suất giảm đồng nghĩa với giá tăng và ngược lại.
Trong phiên 10/3 khi thị trường cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng đi lên; kì hạn 10 năm có lợi suất trên 0,6%, kì hạn 2 năm là 0,48% và kì hạn 30 năm cũng vượt lên trên ngưỡng 1%.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/3 đi lên mạnh mẽ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đang xem xét một gói kích thích tài khóa để hạn chế tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. Giá dầu hồi phục sau phiên giảm sâu cũng phần nào cải thiện tâm lí nhà đầu tư.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1.167,14 điểm, tương đương 4,9% và đóng cửa trên mốc 25.000 điểm. Mức hồi phục hôm 10/3 giúp Dow Jones lấy lại khoảng một nửa cú giảm sâu 2.014 điểm phiên đầu tuần 9/3.
Khi thị trường mới mở cửa, Dow Jones tăng hơn 800 điểm, trong phiên có lúc chỉ số này chuyển sang sắc đỏ và mất 160 điểm rồi lại bật tăng về cuối phiên.
Chỉ số S&P 500 cũng tăng 4,9% và ghi nhận phiên đi lên mạnh mẽ nhất kể từ 26/12/2018. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 4,9% và vọt lên trên ngưỡng 8.000 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ với nhiều phiên giảm sâu, tăng sốc.
Các cổ phiếu công nghệ FAANG gồm Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet (công ty mẹ của Google) đều tăng hơn 4,8%. Cổ phiếu ngân hàng JP Morgan Chase và bán lẻ Home Depot đều nhảy vọt hơn 7%, dẫn dắt Dow Jones đi lên.
Nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính diễn biến vượt trội nhất chỉ số S&P 500 khi cùng tăng ít nhất 6%. Nhóm cổ phiếu năng lượng cũng tăng trên 4%.
Chiều tối hôm 9/3 sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa chìm trong sắc đỏ với Dow Jones mất trên 2.000 điểm, Tổng thống Donald Trump cho biết ông và các quan chức chính phủ đang xem xét miễn hoặc giảm thuế bảng lương (payroll tax) để ứng phó với tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Tuy nhiên CNBC dẫn lời quan chức chính phủ Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ chưa thể sớm công bố các đề xuất cụ thể nhằm kích thích kinh tế. Cũng theo CNBC, ông Trump muốn áp dụng thuế bảng lương 0% cho suốt phần còn lại của năm 2020.
Tuần trước, ông Trump đã kí ban hành đạo luật chi tiêu trị giá 8,3 tỉ USD cho các nỗ lực nghiên cứu vắc-xin và phòng ngừa dịch COVID-19. Trước đó ông Trump chỉ đề xuất chi 2,5 tỉ USD nhưng quốc hội Mỹ đã "hào phóng" cho hơn cả số ông Trump muốn, điều hiếm khi xảy ra.
"Tôi hỏi xin 2,5 tỉ USD còn quốc hội cho 8,3 tỉ USD, tôi sẽ lấy hết thôi", ông Trump nói.
CNBC dẫn lời ông Brent Schutte, Giám đốc chiến lược đầu tư tại công ty quản lí tài sản Northwestern Mutual Wealth Management nhận định: "Kích thích kinh tế chắc chắn không thể chữa khỏi bệnh do virus nhưng nó có thể giúp kiểm soát một phần thiệt hại về kinh tế. Hoạt động giao dịch hôm nay cho thấy thị trường đang cố gắng đánh giá xem liệu một gói kích thích có đủ để tác động tới nền kinh tế hay không".
Ông Ed Mills, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Raymond James nhận xét: "Chúng tôi tin rằng sẽ có một gói kích thích tài khóa nhưng thời gian và qui mô thì vẫn chưa rõ. Khi được hỏi về kế hoạch kích thích tài khóa, một số lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở quốc hội cho rằng những biện pháp này vẫn còn quá sớm, còn thành viên Đảng Dân chủ cho rằng hiện nay có những vấn đề khác quan trọng hơn cắt giảm thuế. Đảng Dân chủ cũng định đề xuất gói kích thích của mình trong những ngày tới".
Hôm 9/3, thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo ồ ạt, Dow Jones và S&P 500 đóng cửa mất lần lượt 7,8% và 7,6%, cùng đánh dấu phiên lao dốc mạnh nhất kể từ năm 2008. Ngay từ đầu phiên, các chỉ số đã giảm sâu hơn 7% khiến giao dịch phải tạm ngừng 15 phút để các nhà đầu tư bình tĩnh trở lại.
Vài giờ trước đó, giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm sốc hơn 30% sau khi OPEC và Nga không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng. Saudi Arabia tuyên bố sẽ tăng sản lượng từ khoảng 10 triệu thùng/ngày hiện nay lên hơn 12 triệu thùng một ngày. Ngoài ra, vương quốc dầu mỏ này cũng giảm mạnh giá bán cho các khách hàng mua dầu vào tháng 4 tới.
Kết phiên 9/3, giá dầu hồi phục nhẹ so với mức giảm sâu ban đầu nhưng cũng mất tới 24% so với phiên trước.
Việc giá dầu giảm quá sâu được cho là sẽ gây thiệt hại lớn cho các công ty năng lượng Mỹ. Nhiều cổ phiếu ngân hàng hôm 9/3 cũng giảm sâu hơn 13% do nhà đầu tư lo ngại các công ty năng lượng sẽ không trả được nợ cho nhà băng.
Trong phiên 10/3, giá dầu thô WTI hồi phục 10,4% lên 34,36 USD/thùng.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại dịch COVID-19 có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và do vậy đã rời bỏ cổ phiếu để dồn tiền vào các tài sản an toàn hơn như vàng hay trái phiếu, đẩy giá các loại tài sản này lên cao.
Phiên 9/3, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm lần đầu tiên trong lịch sử sụt xuống dưới 0,5%, có lúc chỉ còn 0,318%; lợi suất kì hạn 30 năm cũng giảm xuống dưới ngưỡng 1%. Giá trái phiếu và lợi suất biến động ngược chiều, lợi suất giảm đồng nghĩa với giá tăng và ngược lại.
Trong phiên 10/3 khi thị trường cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng đi lên; kì hạn 10 năm có lợi suất trên 0,6%, kì hạn 2 năm là 0,48% và kì hạn 30 năm cũng vượt lên trên ngưỡng 1%.
Nhận xét
Đăng nhận xét