nguon https://vietnambiz.vn/thi-truong-chung-khoan-24-3-vn-index-giam-gan-14-diem-nhom-ngan-hang-bat-dau-hoi-phuc-20200324095818988.htm
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 5,63 điểm (0,84%) xuống 660,96 điểm; HNX-Index tăng 0,7% lên 97,14 điểm; UPCoM-Index tăng 0,95% lên 48,02 điểm.
Đà phục hồi lan tỏa từ nhóm ngân hàng sang nhiều nhóm ngành khác, các cổ phiếu VN30 cũng lần lượt lấy lại sắc xanh. Điển hình, cổ phiếu BVH tăng kịch trần lên 34.550 đồng/cp.
Các cổ phiếu "họ Vingroup" đã thoát khỏi giá sàn, trong đó VHM chỉ còn giảm 3%. Nhóm bất động sản cũng ghi nhận sự sôi động tại các cổ phiếu midcap như C4G, HBC, NDN, SJS, VCR.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 13,67 điểm (2,05%) xuống 652,92 điểm; HNX-Index giảm 0,18% xuống 96,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% lên 47,73 điểm.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cảnh báo đại dịch COVID-19 đang tăng tốc. Đã có 490 nhân viên y tế Pháp nhiễm virus, 3 bác sĩ tử vong; hàng loạt nước đóng cửa biên giới, trường học, quán bar, cấm tập trung đông người…
Sau cảnh báo trên, thị trường chứng khoán lại tiếp tục lao dốc ngay từ đầu phiên 24/3, VN-Index hiện đã rơi về vùng giá của năm 2016. Áp lực giảm điểm chủ yếu đến từ cổ phiếu họ Vingroup khi VHM, VRE giảm sàn, hai mã này hiện cũng liên tục dò đáy mới; trong khi cổ phiếu VIC cũng giảm gần 5%, lấy đi gần 3 điểm của thị trường.
Cổ phiếu ngành bán lẻ cũng tiếp tục chứng kiến cảnh bán tháo. Cổ phiếu MWG giảm 6% xuống còn 67.500 đồng/cp; cổ phiếu PLX cũng mất 5%.
Cổ phiếu "họ FLC" đồng loạt giảm sàn sau thông tin về việc Chứng khoán HDB (HDBS) bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu ROS của ông Trịnh Văn Quyết. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Tập đoàn FLC, tiền vay đã được chuyển trả trong chiều 23/3, trên website của HDBS cũng không còn xuất hiện thông báo bán giải chấp này.
Nhóm hàng không cũng chứng kiến xu hướng xu hướng, đặc biệt cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục dò đáy mới, hiện giảm về còn 17.800 đồng/cp. Các nhóm chứng khoán, thép, thủy sản nhìn chung đều giao dịch kém sắc.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng đã ghi nhận sự hồi phục tại một số cổ phiếu như BID, ACB, TCB, EIB, TPB góp phần nâng đỡ thị trường. Các cổ phiếu VCB, CTG, MBB, HDB tiếp tục giảm nhưng mức độ đã nhẹ đi đáng kể.
Trên UPCoM, nhóm khu công nghiệp IDV, BCM, TIP, NTC giao dịch khởi sắc giúp chỉ số này hồi phục 0,61%, đồng thời là chỉ số duy nhất giữ được sắc xanh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua vẫn tiếp tục giảm sâu sau khi Thượng viện chưa thể thông qua gói cứu trợ kinh tế với qui mô 1.000-2.000 tỉ USD để hạn chế thiệt hại từ đại dịch COVID-19. Việc Fed cam kết bơm tiền không giới hạn qua gói QE cũng chưa thể làm yên lòng nhà đầu tư.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 582 điểm, tương đương 3,04%, đóng cửa ở 18.592 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2016, tức hơn ba năm trước.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 5,63 điểm (0,84%) xuống 660,96 điểm; HNX-Index tăng 0,7% lên 97,14 điểm; UPCoM-Index tăng 0,95% lên 48,02 điểm.
Đà phục hồi lan tỏa từ nhóm ngân hàng sang nhiều nhóm ngành khác, các cổ phiếu VN30 cũng lần lượt lấy lại sắc xanh. Điển hình, cổ phiếu BVH tăng kịch trần lên 34.550 đồng/cp.
Các cổ phiếu "họ Vingroup" đã thoát khỏi giá sàn, trong đó VHM chỉ còn giảm 3%. Nhóm bất động sản cũng ghi nhận sự sôi động tại các cổ phiếu midcap như C4G, HBC, NDN, SJS, VCR.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 13,67 điểm (2,05%) xuống 652,92 điểm; HNX-Index giảm 0,18% xuống 96,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% lên 47,73 điểm.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cảnh báo đại dịch COVID-19 đang tăng tốc. Đã có 490 nhân viên y tế Pháp nhiễm virus, 3 bác sĩ tử vong; hàng loạt nước đóng cửa biên giới, trường học, quán bar, cấm tập trung đông người…
Sau cảnh báo trên, thị trường chứng khoán lại tiếp tục lao dốc ngay từ đầu phiên 24/3, VN-Index hiện đã rơi về vùng giá của năm 2016. Áp lực giảm điểm chủ yếu đến từ cổ phiếu họ Vingroup khi VHM, VRE giảm sàn, hai mã này hiện cũng liên tục dò đáy mới; trong khi cổ phiếu VIC cũng giảm gần 5%, lấy đi gần 3 điểm của thị trường.
Cổ phiếu ngành bán lẻ cũng tiếp tục chứng kiến cảnh bán tháo. Cổ phiếu MWG giảm 6% xuống còn 67.500 đồng/cp; cổ phiếu PLX cũng mất 5%.
Cổ phiếu "họ FLC" đồng loạt giảm sàn sau thông tin về việc Chứng khoán HDB (HDBS) bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu ROS của ông Trịnh Văn Quyết. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Tập đoàn FLC, tiền vay đã được chuyển trả trong chiều 23/3, trên website của HDBS cũng không còn xuất hiện thông báo bán giải chấp này.
Nhóm hàng không cũng chứng kiến xu hướng xu hướng, đặc biệt cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục dò đáy mới, hiện giảm về còn 17.800 đồng/cp. Các nhóm chứng khoán, thép, thủy sản nhìn chung đều giao dịch kém sắc.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng đã ghi nhận sự hồi phục tại một số cổ phiếu như BID, ACB, TCB, EIB, TPB góp phần nâng đỡ thị trường. Các cổ phiếu VCB, CTG, MBB, HDB tiếp tục giảm nhưng mức độ đã nhẹ đi đáng kể.
Trên UPCoM, nhóm khu công nghiệp IDV, BCM, TIP, NTC giao dịch khởi sắc giúp chỉ số này hồi phục 0,61%, đồng thời là chỉ số duy nhất giữ được sắc xanh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua vẫn tiếp tục giảm sâu sau khi Thượng viện chưa thể thông qua gói cứu trợ kinh tế với qui mô 1.000-2.000 tỉ USD để hạn chế thiệt hại từ đại dịch COVID-19. Việc Fed cam kết bơm tiền không giới hạn qua gói QE cũng chưa thể làm yên lòng nhà đầu tư.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 582 điểm, tương đương 3,04%, đóng cửa ở 18.592 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2016, tức hơn ba năm trước.
Nhận xét
Đăng nhận xét