Giá vàng hôm nay 15/4: Vàng SJC tiến sát ngưỡng 49 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới tiếp tục ở mức cao
Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC vẫn niêm yết với giá 47,75 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 48,55-48,57 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý giá vàng SJC cùng ở mức 47,8 – 48,5 triệu đồng/lượng theo hai chiều mua - bán
Và tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC tiếp tục giữ ổn định ở mưc 47,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 48,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán tại cả chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn so với chốt phiên chiều qua.
Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 47,8 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt mức 48,57 triệu đồng/lượng.
Cùng trạng thái vàng nữ trang SJC gồm vàng nữ trang SJC loại 24K , vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K cũng không có sự thay đổi ở cả hai chiều mua – bán.
Ảnh minh họa
Giá vàng thế giới duy trì mức cao
Thứ Ba (14/4), giá vàng đã tăng gần 2% để đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2012 khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn từ kim loại quí trước bối cảnh các nền kinh tế bị tàn phá bời đại dịch COVID-19, trong khi các ngân hàng trung ương thực hiện các kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa tung ra gói hỗ trợ 2 nghìn tỉ USD vào tuần trước và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng đang có động thái tương tự. Bên cạnh đó, lãi suất tại Mỹ ở mức gần bằng 0 và tình hình thị trường còn rất nhiều bất ổn sẽ là môi trường tốt để giá vàng hướng tới mức 2.000 USD.
Theo quĩ Tiền tệ Quốc tế, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm 3% trong năm 2020 do tác động của dịch COVID-19, đánh dấu sự suy thoái mạnh nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1930.
Dịch bệnh đã lây nhiễm cho hơn 1,88 triệu người trên toàn cầu và gây tử vong cho 119.168 người. Tình hình đã buộc các nước phải tạm ngừng một số hoạt động kinh tế và thức giục các ngân hàng trung ương tung ra các giải pháp cứu trợ.
Một nghiên cứu tại Washington chỉ ra suy thoái kinh tế mạnh mẽ và chi tiêu cho việc ngăn chặn COVID-19 sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm 2020 của Mỹ tăng gần gấp 4 lần lên mức kỉ lục 3,8 nghìn tỉ USD.
Trong khi đó, SPDR Gold Trust, quỹ ETF lớn nhất thế giới, đã tăng lên 1.009,70 tấn vào thứ Hai (13/4), mức cao nhất kể từ tháng 6/2013.
Sự gia tăng của giá vàng thế giới đã đi cùng với sự phục hồi của chứng khoán toàn cầu sau khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho kết quả tốt hơn mong đợi. Ngoài ra, một số quốc gia đang cố gắng khởi động lại nền kinh tế bằng cách dỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế trức đó nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch.
Rhona O'Connell, chuyên gia phân tích của INTL FCStone, khẳng định suy thoái toàn cầu kết hợp với tốc độ phát hành tiền mặt nhanh chóng của chính phủ các nước là động lực mạnh mẽ thúc đẩy giá vàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét