Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, bất động sản công nghiệp ‘lên ngôi’

 Thị trường sôi động

Theo báo cáo của Công ty CBRE về về thị trường bất động sản công nghiệp, thời gian vừa qua, thị trường Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.

Điều này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới. Một mặt là do các hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc, cùng với đó là xung đột thương mại với Mỹ và chiến lược của các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.

Báo cáo từ Savills Việt Nam (Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS hàng đầu trên thế giới) cũng cho thấy, Việt nam có lợi thế với 64% dân số trong độ tuổi lao động, chi phí lao động lại thấp hơn Trung Quốc. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, Việt Nam càng tạo được uy tín với quốc tế khi kiểm soát dịch bệnh tốt, niềm tin của người dân với Chính phủ, tính linh hoạt và khả năng thích nghi nhanh chóng của Việt Nam tăng cao... Đây chính là những tiêu chí để quốc gia không thể bỏ lỡ các cơ hội đón sự chuyển dịch đầu tư quốc tế vào các khu công nghiệp.

Tiến sỹ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp (KCN) để đầu tư kinh doanh nhà xưởng theo quy mô lớn, với quỹ đất từ 500 - 1.000 ha.

Ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, thì các thành phố vệ tinh cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm như Long An, Bình Dương... những nơi có vị trí thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi lưu trữ và dịch vụ logistics tới các thành phố lớn.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, các KCN, KKT trên cả nước thu hút được khoảng 390 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Theo đó, lũy kế nâng tổng số dự án FDI lên khoảng 9.850 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 194 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt trên 70%.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN, KKT đạt khoảng 81 tỷ USD, chỉ giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng giá trị xuất khẩu 58 tỷ USD, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số có ý nghĩa hết sức khả quan trong thời điểm mà nhiều nền kinh tế đang bị khủng hoảng từ đại dịch Covid-19.


Bất động sản công nghiệp Việt Nam đã đến thời điểm chuyển mình: https://vietnambiz.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam-da-den-thoi-diem-chuyen-minh-20201028121228421.htm

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp như hiện tại là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu; Việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; Sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp.

Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam. Gói đầu tư này dã góp phần tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Theo ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy bởi các yế

Nhận xét