Khánh Hòa có khoảng 400/1.147 cơ sở lưu trú đang hoạt động cầm chừng giữa đại dịch COVID-19. Nhiều khách sạn đã rao bán với giá giảm sâu nhưng vẫn không có người mua.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/thuc-hu-chuyen-khach-san-tai-tp-hcm-duoc-rao-ban-khap-noi-202107131420404.htm
Giá bán khách sạn giảm chạm đấy
Bà V. chủ một khách sạn 4 sao tại khu vực Bãi Dương - TP Nha Trang cho biết đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng khách sạn 180 phòng và đưa vào hoạt động tháng 11/2018.
Từ ngày đưa vào vận hành, công suất buồng phòng tại khách sạn của bà V. luôn ở mức trên 90% và đạt doanh thu gần 4 tỷ đồng mỗi tháng.
Để xây khách sạn, bà V. đã vay ngân hàng 110 tỷ đồng, mỗi tháng trả gốc lẫn lãi khoảng hai tỷ. "Với doanh thu gần 4 tỷ, trừ chi phí nhân viên và ngân hàng chúng tôi vẫn có lời", bà V. cho biết.
Tuy nhiên, khi hoạt động được khoảng 15 tháng thì dịch COVID-19 bùng phát, khách sạn 180 phòng của bà V. gặp khó khăn vì không đón được khách.
Dù ngân hàng đã khoanh nợ nhưng các khoản nợ bên ngoài và tiền gốc buộc chủ doanh nghiệp này phải rao bán khách sạn của mình để chi trả các khoản nợ cũng như tìm hướng làm ăn khác.
Dẫu vậy, nhiều tháng trôi qua, khách sạn của bà V. vẫn chưa tìm được chủ mới.
Tình trạng khách sạn bà V. là một trong những trường hợp điển hình của hàng loạt khách sạn xây mới hoạt động được khoản hai năm thì gặp dịch COVID-19 khiến chủ đầu tư phải xoay sở để trả khoản vay cho ngân hàng và khoản vay bên ngoài.
Anh H. một người chuyên môi giới trong lãnh vực khách sạn tại Nha Trang cho biết, đối với các khách sạn 3-5 sao hiện có hơn 40 doanh nghiệp gửi anh bán giúp.
Dù có nhiều mối quan hệ và sinh hoạt trong hệ thống các chủ, quản lý khách sạn tại Nha Trang nhưng hơn một năm qua anh H. cũng chỉ giúp "đổi chủ" được cho ba khách sạn tại trung tâm Nha Trang.
"Từ quý III/2020, giá bán khách sạn tại Nha Trang có xu hướng giảm. Tình trạng này xuất hiện ở nhóm doanh nghiệp mới đưa khách sạn vào vận hành được một thời gian ngắn thì gặp dịch. Họ chưa kịp thu hồi vốn nhưng đã gặp khó trong các khoản vay khi nguồn thu bị "cắt đứt".
Đến nay nhiều chủ khách sạn trước sức ép nợ và lãi vay đã phải giảm đến 30% giá bán so với giai đoạn đầu dịch nhưng vẫn không có khách", anh H. chia sẻ.
Anh H. dẫn chứng: "Có khách sạn hồi đầu dịch có người "gạ" mua 360 tỷ nhưng chủ quyết không bán. Giờ thì chủ đó rao bán 260 tỷ nhưng vẫn không tìm được người mua".
Nói thêm về việc có giá bán giảm sâu nhưng vẫn không tìm được người mua, anh H. phân tích, trong giai đoạn Khánh Hòa phát triển nóng về du lịch, nhiều doanh nghiệp đã mua đất xây khách sạn hoặc sang nhượng các khách sạn đang hoạt động với giá cao hơn thị trường nhiều lần nên dù có giảm giá 20-30% cũng chỉ về đến giá trị thực hoặc vẫn cao hơn giá trị thực. Vậy nên, tình trạng trả hoặc ép giá từ phía người mua.
"Tôi cũng đã đưa một vài doanh nghiệp nước ngoài đến Nha Trang để tìm hiểu nhưng họ vẫn chê đắt dù biết tiềm năng của Nha Trang là rất lớn. Chỉ riêng dòng khách sạn có giá dưới 100 tỷ đồng, có cơ sở vật chất tốt và vị trí đẹp thì vẫn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian vừa qua", H. cho biết.
Kênh đầu tư lâu dài
Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, hiện trên địa bàn có gần 1.150 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 50.000 phòng, trong đó, có 125 cơ sở lưu trú quy mô 4 - 5 sao.
Tổng lượt khách lưu trú ước tính 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 457.100 lượt khách, giảm 38,5% so với cùng kỳ, đạt 9,14% so kế hoạch năm 2021. Công suất phòng bình quân trong 6 tháng chỉ ước đạt khoảng 10%.
Nhận xét
Đăng nhận xét