Ngân hàng giãn nợ có cứu được thị trường bất động sản đang lao đao?

 Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản đang bị kẹt vốn, mất thanh khoản,... thì biện pháp giãn nợ được cho là rất cần thiết. Điều này kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường địa ốc vốn đang suy yếu.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chua-xuat-hien-lan-song-ban-thao-dau-la-thoi-diem-vang-de-nha-dau-tu-xuong-tien-20210830074216027.htm

Ngân hàng giãn nợ có cứu được thị trường BĐS đang lao đao? - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đối mặt với khó khăn về dòng tiền. (Ảnh: Khải An).

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 ngày 13/3/2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021).

Cụ thể, các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (quy định hiện hành theo Thông tư 03 là kéo dài đến 31/12/2021).

Những quy định mới tại thông tư sửa đổi nếu được áp dụng  kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang kệt sức vì dịch bệnh.

Tại tọa đàm "Bất động sản hậu đại dịch: Sóng về đâu?" diễn ra mới đây, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng thế chấp bằng bất động sản đang bị tắc nguồn vốn.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cá nhân đi vay để mua bất động sản lớn như khách sạn, nhà phố cũng đang gặp khó khăn và đối mặt với nguy cơ không trả được nơ. Bởi số tiền họ trả góp hàng tháng cho chu kỳ vay một phần đến từ thu nhập, một phần là tiền từ cho thuê các bất động sản đó.

Ông Hiển cho biết thêm, ở một số nước phát triển như Mỹ, chỉ cần một tháng không trả được nợ thì tháng sau ngân hàng sẽ đưa các bất động sản thế chấp vào diện quản lý và phát mại. Nhưng ở Việt Nam, nếu nhanh cũng phải mất vài tháng. Điều này tạo thêm thời gian để nhà đầu tư bất động sản (người đi vay) tìm cách xoay xở trả nợ.

"Trong khi đó, bất động sản Việt Nam có tính đặc thù, lúc mua bán ào ào, lúc không có nhiều giao dịch như hiện nay. Do đó, nếu ngân hàng làm căng, xử lý nợ xấu cũng rất khó bán, thậm phí phải giảm giá mạnh. Chính ngân hàng cũng đang đi thương lượng với các khách hàng để tìm cách bán tài sản ở mức giá tốt nhất. Đây là một trong những lý do khiến thị trường bất động sản dù đang gặp khó khăn nhưng không xuất hiện tình trạng đổ vỡ hàng loạt như một số nước phát triển", vị này nói.

Nhận xét